Nhân khẩu Nhà Tống

Theo ghi chép trong "Thái bình hoàn vũ ký", năm Thái Bình Hưng Quốc thứ 5 (980), toàn Đại Tống có 6.499.145 hộ với khoảng 32,5 triệu người. Theo ghi chép trong "Nguyên Phong cửu vực chí", vào những năm Nguyên Phong (1078-1085), toàn quốc có 16 triệu hộ. Căn cứ theo "Tống sử-Địa lý chí", năm Sùng Ninh thứ 1 (1102) thời Tống Huy Tông, toàn quốc có 17,3 triệu hộ. Năm Đại Quan thứ 5 (1110) thời Tống Huy Tông, Tống có 20.882.258 hộ, nhân khẩu khoảng 112,75 triệu. Ước tính vào năm Tuyên Hòa thứ 2 (1120), có 22 triệu hộ, nhân khẩu khoảng 118,8 triệu. Sau "họa Tĩnh Khang", lại xuất hiện hiện tượng cư dân Trung Nguyên dời về phương nam với số lượng lớn, có hai làn sóng: làn sóng thứ nhất là từ "Tĩnh Khang chi biến" (1125-1127) đến "Thiệu Hưng hòa nghị" (1141), làn sóng thứ hai là trong thời gian hoàng đế Kim Hoàn Nhan Lượng xâm chiếm phương nam. Nhân khẩu phương nam do vậy tăng thêm rất nhiều, theo ước tính, vào năm Gia Định thứ 11 (1218) tức thời điểm đỉnh cao của Nam Tống, toàn quốc có 13,6 triệu hộ. Năm Thiệu Hưng thứ 32 (1162) so với năm Sùng Ninh thứ 1, Lưỡng Chiết lộ tăng thêm thêm 26 vạn hộ, Giang Nam Tây lộ tăng thêm 42 vạn hộ, Phúc Kiến lộ tăng thêm 33 vạn hộ, Đồng Xuyên Phủ lộ tăng thêm 24 vạn hộ, Quỳ Châu Phủ lộ tăng thêm 14 vạn hộ. Thời Tống, nhân khẩu thành thị tăng mạnh, có 50 thành thị có trên 10 vạn hộ, trong đó nhân khẩu Lâm An vượt 1,2 triệu (1274), nhân khẩu Biện Lương trên 1,8 triệu (1125), đương thời là một trong số các thành thị đông nhất trên thế giới.[tham 5][tham 79]

Trong những năm Nguyên Phong - Tuyên Hòa thời Tống Huy Tông, trong số các lộ ở phương bắc thì Kinh Kỳ lộ có nhân khẩu tập trung nhất, năm Nguyên Phong thứ 6 (1083) có 23 vạn hộ, năm Sùng Ninh thứ nhất có 26 vạn hộ. Vĩnh Hưng Quân lộ có 100 vạn hộ, Kinh Triệu phủ với trung tâm là Trường An có 23 vạn hộ, nguyên nhân do đây là tiền tuyến trong chiến tranh giữa Tống và Tây Hạ. Nhân khẩu phương nam tập trung chủ yếu tại các lộ: Lưỡng Chiết, Giang Nam Đông-Tây, Phúc Kiến, Xuyên Thiểm. Hộ khẩu của năm lộ này đạt 5,71 triệu hộ, tức một nửa số hộ của phương nam. Trong đó, Lưỡng Chiết lộ là đông nhất với 1,97 triệu hộ, tiếp đến là Giang Nam Tây lộ với 1,66 triệu hộ, Giang Nam Đông lộ với 1,01 triệu hộ, Phúc Kiến lộ với 1,06 triệu hộ, hai lộ Hoài Nam Đông-Tây có tổng cộng khoảng 1,3 triệu hộ, bốn lộ Xuyên-Hiệp có tổng cộng 2 triệu hộ (năm 1231 có 5 triệu hộ), hai lộ Kinh Hồ Nam-Bắc có tổng cộng 1,4-1,5 triệu hộ, hai lộ Quảng Nam Đông-Tây có tổng cộng hơn 80 vạn hộ, Kinh Tây Nam có tổng cộng 40 vạn hộ.[tham 80]

Mặc dù người Hán đến định cư trên đảo Hải Nam từ Trước Công nguyên, song phải đến thời Tống thì mới có các nỗ lực nhằm đồng hóa người Lê sống trên vùng núi- những người này khi đó đang chiến đấu chống lại và đẩy lui người Hán nhập cư.[7]

Bảng nhân khẩu thời Tống
Niên đạiSố hộSố khẩuGhi chú
Năm Thái Bình Hưng Quốc thứ 5 (980) thời Tống Thái Tông6.499.145 hộ
Năm Chí Đạo thứ 3 (997) thời Tống Thái Tông4.131.576 hộ (chủ hộ), ước tính thực tế có 5.242.105 hộ.
Năm Thiên Hy thứ 5 (1021) thời Tống Chân Tông6.839.331 hộ (chủ hộ), ước tính thực tế có 8.677.677 hộ.
Năm Cảnh Hựu thứ 1 (1034) thời Tống Nhân Tông10.296.565 hộ26.205.441 khẩu
Năm Hoàng Hựu thứ 1 (1053) thời Tống Nhân Tông10.792.705 hộ.
Năm Gia Hựu thứ 8 (1063) thời Tống Nhân Tông12.462.531 hộ.
Năm Trị Bình thứ 3 (1066) thời Tống Anh Tông14.181.486 hộ20.506.980 nam khẩu
Năm Hi Ninh thứ 10 (1077) thời Tống Anh Tông14.245.270 hộ30.807.211 nam khẩunăm 1069, Vương An Thạch biến pháp
Năm Nguyên Hựu thứ 1 (1086) thời Tống Thần Tông17.957.092 hộ40.072.606 khẩu
Năm Thiệu Thánh thứ 1 (1094) thời Tống Triết Tông19.120.921 hộ42.566.243 nam khẩu
Năm Nguyên Phù thứ 3 (1100) thời Tống Triết Tông19.960.812 hộ44.914.991 nam khẩu
Năm Sùng Ninh thứ 1 (1102) thời Tống Huy Tông20.264.370 hộ45.324.154 nhân đinh
Năm Đại Quan thứ 4 (1110) thời Tống Huy Tông20.882.258 hộ112.750.000 người
Năm Tuyên Hòa thứ 2 (1120) thời Tống Huy Tông22.000.000 hộ118.800.000 người
Năm Thiệu Hưng thứ 31 (1161) thời Tống Cao Tông11.364.337 hộ24.202.301 nam khẩuThời Nam Tống
Năm Thiệu Hưng thứ 32 (1162) thời Tống Cao Tông11.139.850 hộ33.112.327 nam khẩu
Năm Thuần Hy thứ 5 (1178) thời Tống Hiếu Tông12.976.123 hộ28.558.940 nam khẩu
Năm Thiệu Hy thứ 4 (1193) thời Tống Quang Tông12.302.873 hộ27.845.085 nam khẩu
Năm Gia Định thứ 11 (1218) thời Tống Ninh Tông13.600.000 hộkhoảng 80.600.000 người
Năm Gia Định thứ 16 (1223) thời Tống Ninh Tông12.670.801 hộ28.320.085 nam khẩucó thuyết nói năm này có 15,5 triệu hộ, 80,60 triệu người
Năm Cảnh Định thứ 5 (1264) thời Tống Lý Tông5.696.989 hộ13.026.532 nam khẩuTừ năm 1235 trở đi xảy ra chiến tranh với Mông Cổ
Chú: Số liệu được lấy từ "Thái bình hoàn vũ ký", "Nguyên Phong cửu vực chí", "Tống sử-Địa lý chí",

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà Tống http://www.confucianism.com.cn/html/wenxue/1348450... http://www.cenet.org.cn/cn/CEAC/2005in/jjs008.doc http://www.art-and-archaeology.com/timelines/china... http://books.google.com/books?id=BxH0PqdGTVUC&pg=R... http://www.lunwentianxia.com/product.free.4452120.... http://www.xabusiness.com/china-resources/song-lia... http://www.artsmia.org/art-of-asia/history/dynasty... http://www.bcps.org/offices/lis/models/chinahist/s... http://www.chinaheritagequarterly.org/features.php... //dx.doi.org/10.1163%2F156852001753731033